Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tài nguyên - Môi trường » Nghị định 08/2006/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2006 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2000

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về các hoạt động phòng, chống lụt, bão, bao gồm: lũ, ngập lụt, nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất do lụt, bão.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động và làm việc ở Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường.

2. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.

3. Lũ quét là lũ xảy ra ở miền núi khi có mưa với cường độ lớn tạo dòng chảy xiết, sức tàn phá lớn và xảy ra bất ngờ.

4. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

5. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.

6. Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.

7. Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng của bão.

8. Sạt lở đất là hiện tượng mái đất bị mất ổn định do mưa, lũ, bão hoặc sóng biển gây ra.

9. Công trình phòng, chống lụt, bão là những công trình:

a) Trực tiếp chống lại, hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của lụt, bão;

b) Phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt, bão.

10. Công trình có liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão, là công trình chuyên dùng được đặt trong phạm vi bảo vệ an toàn cho công trình phòng, chống lụt, bão mà mỗi sự cố của công trình chuyên dùng làm ảnh hưởng, gây mất an toàn cho công trình phòng, chống lụt, bão. 

Chương 2:

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỂU CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO 

Điều 3. Chính sách đầu tư cho các hoạt động dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão theo Điều 4 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.

2. Hàng năm, việc lập dự toán chi cho công tác phòng, chống lụt, bão của các Bộ, ngành, địa phương được tổng hợp cùng với việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước, gửi các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam.

Điều 4. Việc xây dựng mới nhà cửa, công trình trên bãi sông theo Điều 12 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Việc xây dựng mới, nhà cửa, công trình trên bãi sông phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng, chống lụt, bão.

2. Đối với các sông chưa có đê: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có biện pháp ngăn ngừa, xử lý việc lấn sông, xây dựng mới nhà cửa, công trình trên bờ sông, bãi sông để đảm bảo an toàn về tính mạng của người dân và không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của lòng dẫn.

Đối với những công trình, nhà cửa hiện có trên bờ sông, bãi sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch để chủ động di dời dân khỏi khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở. Trong từng trường hợp cụ thể, các tỉnh có chính sách bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ cho việc di dời theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các sông đã có đê: nhà cửa, công trình xây dựng mới hoặc hiện có ở bờ sông, bãi sông thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều.

Điều 5. Việc xây dựng mới các loại kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu và tài sản quan trọng khác trong vùng phân lũ, vùng thường bị ngập lụt theo Điều 13 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép xây dựng mới các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu phục vụ cho phòng, chống lụt, bão và tài sản quan trọng gồm các phương tiện cứu hộ và hộ đê trên vùng bãi sông trong vùng phân lũ, vùng thường xuyên bị ngập lụt.

Trường hợp có liên quan đến 2 tỉnh trở lên và vùng bãi thuộc sông có các tuyến đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt thì khi cấp phép xây dựng các công trình trên phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Xử lý việc tạo ra các vật làm cản hoặc các hoạt động khác gây khó khăn cho việc tiêu thoát lũ theo Điều 14 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

Nghiêm cấm việc tạo ra các vật cản ở lòng sông, bãi sông hoặc các hoạt động khác làm cản trở dòng chảy, hạn chế khả năng thoát lũ. Các tuyến đường, đê bối trên bãi sông, suối không được đắp cao hơn mức báo động số 2 và phải có cống với khẩu độ đủ lớn để đảm bảo thoát lũ.

Điều 7. Việc xây dựng các trạm cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền theo Điều 16 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Các trạm cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền được xây dựng tại các vùng biển có tần suất bão cao, vùng biển thường xuyên có nhiều tàu, thuyền hoạt động để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn khi có bão .

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản và các cơ quan liên quan trên cơ sở quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định cụ thể số lượng, địa điểm xây dựng và quy chế hoạt động các trạm cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền, trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 8. Việc phân lũ, chậm lũ theo Điều 22 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Việc phân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng thực hiện theo Quy chế về phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội ban hành kèm theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.

2. Việc phân lũ, chậm lũ trên các hệ thống sông khác: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tình huống khẩn cấp và chủ động xây dựng phương án phân lũ, chậm lũ, đảm bảo an toàn cho địa phương mình.

Điều 9. Việc khắc phục hậu quả lụt, bão theo Điều 26 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Khi lụt, bão xảy ra thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành và lực lượng vũ trang tổ chức cứu hộ, cứu nạn người, tài sản và công trình; thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn kịp thời; chủ động có các biện pháp khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân vùng bị thiên tai; tổ chức việc thống kê và đánh giá thiệt hại do lụt, bão gây ra theo quy định của Luật Thống kê.

Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo khắc phục hậu quả lụt, bão ở địa phương mình. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết.

2. Các Bộ, ngành Trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ, ngành mình và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan có các biện pháp khắc phục hậu quả lụt, bão kịp thời và hiệu quả.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Điều 32 và Điều 33 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch phòng, chống lụt, bão; thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến lụt, bão;

c) Bố trí trong dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho việc lập quy hoạch, xây dựng, sửa chữa hệ thống đê, công trình phòng, chống lụt, bão do tỉnh quản lý, khắc phục hậu quả lụt, bão ở địa phương. Quản lý nguồn tài chính về phòng, chống lụt, bão theo quy định hiện hành;

d) Trước mùa lụt, bão, phải củng cố, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão các cấp (tỉnh, huyện, xã), cơ quan trực thuộc;

đ) Phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão cho cấp huyện, xã; xây dựng quy hoạch cụ thể và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ theo phân cấp;

e) Tổ chức việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong việc phòng, chống lụt, bão; tuyên truyền phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.

2. Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ:

a) Hàng năm, trước mùa mưa lũ phải hoàn thành kế hoạch tu bổ đê; kiểm tra, đánh giá chất lượng từng tuyến đê, xử lý kịp thời các sự cố, hư hỏng của đê, kè, cống; xây dựng phương án hộ đê và cứu hộ đê cho từng tuyến, t?ng trọng điểm;

b) Có kế hoạch, phương án di dời, bảo vệ nhân dân trong vùng bãi sông, vùng có đê bối khi có lũ lớn;

c) Chuẩn bị đủ lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng để sẵn sàng đối phó với lũ lớn. Kiểm kê, đánh giá quỹ vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão theo quy định.

3. Đối với các tỉnh ven biển Trung Bộ:

a) Hàng năm, phải xây dựng kế hoạch, phương án đối phó với lũ, bão; đặc biệt với tình huống bất lợi nhất khi có lũ, bão, áp thấp nhiệt đới và triều cường cùng xảy ra;

b) Phải có phương án di dời dân vùng trũng, vùng cửa sông, đầm phá, ven biển, các vùng bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; có biện pháp chủ động phòng, tránh để giảm nhẹ thiệt hại, từng bước thích nghi, ổn định và phát triển bền vững trong điều kiện thiên tai thường xuyên xảy ra.

4. Đối với các tỉnh bị ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long:

a) Hàng năm phải xây dựng kế hoạch, phương án và biện pháp đối phó với lũ lớn và kéo dài trong nhiều ngày; có kế hoạch đối phó với bão, áp thấp nhiệt đới và lốc;

b) Chỉ đạo xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, đảm bảo phát triển bền vững, ổn định lâu dài. Bảo vệ sản xuất và các công trình cơ sở hạ tầng, đảm bảo các hoạt động bình thường cho nhân dân trong mùa lũ, nhất là ở vùng ngập sâu.

5. Đối với các tỉnh miền núi, trung du, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, Ủy ban nhân dân các cấp phải chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện công tác cảnh báo để có phương án chủ động đối phó, di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

6. Các tỉnh có hồ chứa nước phải chỉ đạo công tác kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm các sự cố, hư hỏng để có biện pháp sửa chữa kịp thời trước mùa lũ, bão; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư ở vùng hạ lưu.

7. Các địa phương vùng thường xuyên bị bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt:

a) Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của lũ, bão, thiên tai; chủ động tổ chức tốt việc phòng tránh, đồng thời xây dựng các phương án cứu hộ, cứu nạn trước khi thiên tai xảy ra; có biện pháp bảo vệ nhà cửa, trường học, cơ sở khám, chữa bệnh, các khu du lịch, kho tàng và các cơ sở kinh tế, xã hội nhằm hạn chế thiệt hại do bão, lũ gây ra;

b) Có kế hoạch di dời, bảo vệ dân ở những khu vực ven sông, ven biển, vùng đầm phá, vùng thường bị ngập sâu, vùng sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; có biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền khi có bão và áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Có quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở với kết cấu phù hợp cho việc phòng, tránh lũ, bão; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để hạn chế thiệt hại;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, chất đốt, thuốc phòng và chữa bệnh... đến từng gia đình, từng thôn, xã, huyện;

d) Tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn; chủ động xây dựng phương án đối phó, huy động mọi nguồn lực trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ” để đối phó và khắc phục hậu quả của lụt, bão.

Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương theo Điều 32 và Điều 33 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm:

a) Quyết định cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, bão;

b) Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra;

c) Chỉ đạo điều hành các hồ chứa trong việc tham gia cắt lũ theo quy trình vận hành của công trình;

d) Tổng hợp tình hình, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch phòng, chống lụt, bão theo quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch về phòng, chống lụt, bão và chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão trong phạm vi do Bộ quản lý;

c) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền trong công tác hộ đê và phòng, chống lụt, bão;

d) Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương trong việc bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, bảo vệ sản xuất ở các vùng thường xuyên bị lũ, bão; tổ chức bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, suối, hồ chứa nước, những vùng thường xảy ra lũ quét và rừng phòng hộ vùng cửa sông, ven biển;

đ) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm; xây dựng các công trình thủy lợi theo tiến độ vượt lũ; có phương án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập và các công trình do Bộ quản lý;

e) Tổ chức việc thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong việc phòng, chống lụt, bão; bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống lụt, bão.

g) Phối hợp cùng với các Bộ, ngành, địa phương:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống lụt, bão;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

- Chỉ đạo việc thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão.

3. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn kịp thời, có hiệu quả.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn;

b) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về công tác dự báo, cảnh báo phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

c) Tổ chức việc thu thập và xử lý thông tin, thực hiện cảnh báo, dự báo, cung cấp kịp thời tin chính thức về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các sông chính trong cả nước và cảnh báo về lũ quét cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và các Bộ, ngành, các địa phương liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành;

d) Quản lý các nguồn tài chính sử dụng cho cảnh báo, dự báo khí tượng thuỷ văn phục vụ phòng, chống lụt, bão;

đ) Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quan hệ quốc tế trong việc cảnh báo, dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác cảnh báo, dự báo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về dự báo, cảnh báo phòng, chống lụt, bão;

e) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cảnh báo, dự báo lụt, bão.

5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của quân đội trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão. Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phối hợp lực lượng quân đội trong phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

b) Lập phương án bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia hộ đê, hộ đập, phân lũ, chậm lũ. Tổ chức thu thập thông tin có liên quan đến lụt, bão, chỉ đạo thực hiện ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả lũ, bão, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác này.

6. Bộ Công an có trách nhiệm lập kế hoạch và phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có lụt, bão xảy ra, phối hợp với lực lượng quân đội, các ngành, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

7. Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo cho mạng thông tin phòng, chống lụt, bão thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt khi lũ, bão đang xảy ra.

8. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:

a) Lập kế hoạch, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển, trên sông và điểm tránh, trú bão; bảo vệ sản xuất và các công trình nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển, vùng cửa sông phù hợp với tình hình lũ, bão để hạn chế thiệt hại;

b) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão với nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh bão cho ngư dân;

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương trong chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; thực hiện quan hệ quốc tế; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật pháp về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong lĩnh vực thuỷ sản.

9. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện về phát triển giao thông vận tải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phòng, chống lụt, bão và thoát lũ;

b) Hàng năm, chuẩn bị lực lượng, phương tiên, vật tư tổ chức thu thập, xử lý thông tin về cảnh báo, dự báo liên quan đến lụt, bão để chỉ đạo đảm bảo an toàn cho vận tải trên biển, trên sông, đường sắt, đường bộ trong mùa mưa bão; ứng cứu và thay thế khi cầu, đường, bến cảng có sự cố hư hỏng, bị ngập để đảm bảo thông suốt cho các tuyến giao thông chính, quan trọng; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia xử lý khi xảy ra các sự cố lớn của đê điều, hồ đập và phân lũ, chậm lũ;

c) Ban hành và chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; áp dụng khoa học công nghệ; thực hiện quan hệ quốc tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong lĩnh vực giao thông vận tải.

10. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

a) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về phòng, chống lụt, bão đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa do Bộ quản lý;

b) Lập kế hoạch, quy hoạch về phòng, chống lụt, bão; chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn các khu vực khai thác khoáng sản, an toàn về nguồn điện và đường dây tải điện và các cơ sở công nghiệp do ngành quản lý.

11. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về đảm bảo an toàn cho người, công trình xây dựng phù hợp với pháp luật về phòng, chống lụt, bão; chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch xây dựng, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão;

b) Tổ chức nghiên cứu, ban hành thiết kế điển hình (mẫu nhà, công trình) có kết cấu phù hợp với đặc điểm lũ, bão ở từng vùng, địa phương; chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng theo quy định.

12. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng và tổ chức quản lý các khu du lịch phù hợp với đặc điểm lũ, bão ở từng vùng, địa phương để đảm bảo an toàn cho người và cơ sở vật chất của ngành.

13. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Tổng hợp và bố trí dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng, sửa chữa, tu bổ đê điều và công trình phòng, chống lụt, bão do Trung ương quản lý; trang bị kỹ thuật cho dự báo, cảnh báo và chỉ huy phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn;

b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí về phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Ưu tiên cân đối, bố trí vốn cho các công trình đê điều, phòng, chống lụt bão, hộ đê, tìm kiếm cứu nạn và công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

15. Bộ Thương mại có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trước mùa lũ, bão hàng năm có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập sâu và kéo dài; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Biên soạn và đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường những kiến thức phổ thông về phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai;

b) Chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với đặc điểm lũ, bão của từng vùng, địa phương để bảo đảm an toàn cho học sinh và tránh bị ảnh hưởng do lụt, bão.

17. Bộ Y tế có trách nhiệm dự trù thuốc, phương tiện y tế, hướng dẫn cho cán bộ y tế và cộng đồng biết các kỹ thuật cấp cứu thông thường, cách làm vệ sinh môi trường, tổ chức cấp cứu nạn nhân, phòng, chống bệnh dịch trước, trong và sau khi lũ, bão xảy ra.

18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến lũ, bão, thiên tai; tổng hợp tình hình thiệt hại về dân sinh, đề xuất biện pháp hỗ trợ tài chính và vật chất cho các địa phương để sớm khắc phục hậu quả, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả bão, lũ, thiên tai; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện cứu trợ ở các địa phương.

19. Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm:

a) Tăng cường công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, lũ, bão, thiên tai; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, bão và các kinh nghiệm, các điển hình trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

b) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác phòng, tránh và khắc phục hậu quả lũ, bão, thiên tai.

20. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả của Bộ, ngành mình. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và kinh phí cần thiết theo quy định để chủ động tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 32/CP ngày 20 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


                                                                 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


 
Phan Văn Khải

 

Hướng dẫn

Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 4 Nghị định 04/2011/NĐ-CP

Nghị định 04/2011/NĐ-CP bãi bỏ việc sử dụng khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng


Điều 4. Điều khoản thi hành
...
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được sửa đổi bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000.

Hướng dẫn

Phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt được hướng dẫn bởi Thông tư 01/2010/TT-BGTVT (VB hết hiệu lực: 15/10/2021)

Thông tư 01/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành


Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000.
...
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt như sau:
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Khái niệm lụt, bão, sự cố, thiên tai
...
Điều 4. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải
...
Điều 5. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Cục Đường sắt Việt Nam
...
Điều 6. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
...
Điều 7. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
...
Điều 8. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn khu vực
...
Điều 9. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo khu vực
...
Điều 10. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn cấp cơ sở
...
Điều 11. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cơ sở
...
Điều 12. Đội xung kích phòng, chống lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 13. Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt
...
Chương 2. PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO, SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ CỨU NẠN
MỤC 1. PHÒNG NGỪA LỤT, BÃO, SỰ CỐ, THIÊN TAI
Điều 14. Nguyên tắc trong công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai
...
Điều 15. Nội dung công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai hàng năm
...
Điều 16. Phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai trong giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình đường sắt
...
Điều 17. Phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt đang xây dựng.
...
Điều 18. Phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt đang khai thác, sử dụng
...
Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị vận tải đường sắt trong việc phòng ngừa lụt, bão và ứng phó sự cố, thiên tai
...
MỤC 2. CHỐNG LỤT, BÃO. ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ CỨU NẠN
Điều 20. Nguyên tắc trong công tác chống lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 21. Nội dung công tác chống lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 22. Công tác trực phòng, chống lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai
...
Điều 23. Tổ chức xử lý khi lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra.
...
MỤC 3. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO, SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ CỨU NẠN
Điều 24. Nguyên tắc trong công tác khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 25. Nội dung công tác khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 26. Nội dung cụ thể về khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố, thiên tai
...
Điều 27. Các bước trong hoạt động cứu chữa, khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 28. Hồ sơ cứu chữa công trình hư hỏng do lụt, bão, sự cố, thiên tai gây ra
...
Điều 29. Chế độ lao động và trả công lao động trong quá trình cứu chữa, khắc phục hậu quả lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 30. Thưởng tiến độ công trình
...
Điều 31. Nguồn tài chính phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão. ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn bao gồm các nguồn tài chính sau:
...
Điều 32. Kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 33. Quản lý, sử dụng nguồn tài chính phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn
...
Điều 34. Tổng hợp báo cáo quyết toán về thiệt hại do bão, lũ, sự cố, thiên tai gây ra để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xét duyệt xin cấp vốn.
...
Điều 35. Hiệu lực thi hành
...
Điều 36. Tổ chức thực hiện

Từ khóa: Nghị định 08/2006/NĐ-CP, Nghị định số 08/2006/NĐ-CP, Nghị định 08/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 08/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 08 2006 NĐ CP của Chính phủ, 08/2006/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 08/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi đang được cập nhật.

Tài nguyên - Môi trường

  • Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Công văn 8646/BYT-MT năm 2021 hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình huống thiên tai, bão lũ do Bộ Y tế ban hành
  • Công điện 1584/CĐ-BYT năm 2021 về triển khai công tác y tế chủ động ứng phó với bão số 8 và mưa lũ do Bộ Y tế điện
  • Công điện 1337/CĐ-TTg năm 2021 về tập trung ứng phó với bão số 8 và mưa lũ sau bão do Thủ tướng Chính phủ điện
  • Công điện 4/CĐ-BTTTT năm 2021 về chủ động ứng phó với bão, mưa lũ do Bộ Thông tin và Truyền thông điện
  • Quyết định 33/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định một số thủ tục liên quan đến tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
  • Công văn 6135/BTNMT-TNN thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Quyết định 3481/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quyết định 2183/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
  • Công điện 1311/CĐ-TTg năm 2021 về chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ do Thủ tướng Chính phủ điện

Nghị định 08/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 08/2006/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Phan Văn Khải
Ngày ban hành 2006-01-16
Ngày hiệu lực 2006-02-13
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Nghị định 04/2011/NĐ-CP bãi bỏ việc sử dụng khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng

Văn bản Hướng dẫn

  • Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
  • Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000

Văn bản Bãi bỏ

  • Nghị định 04/2011/NĐ-CP bãi bỏ việc sử dụng khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư 01/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu